Điểm yếu chí mạng trên chiếc xe tăng hiện đại nhất nước Nga

Lỗi “xoay tháp pháo” xuất hiện trên T-90M Breakthrough – xe tăng hiện đại nhất của Nga, được chính Tổng thống Vladimir Putin khẳng định là “xe tăng tốt nhất thế giới”.

Điểm yếu chí mạng trên chiếc xe tăng hiện đại nhất nước Nga

T-90M được trang bị pháo 125mm thế hệ mới, có hệ thống ổn định và máy tính điều khiển hỏa lực. Chiếc xe tăng hiện đại nhất nước Nga còn sở hữu giáp kép đa lớp, kết hợp với giáp nổ phản ứng tiên tiến. Bên cạnh đó là hệ thống điện tử hiện đại, bao gồm kính ngắm toàn cảnh, camera nhiệt và hệ thống liên lạc kỹ thuật số mã hóa.

Dù sở hữu ngoại hình ấn tượng nhưng T-90M lại mắc một lỗi nghiêm trọng chưa từng có ở các xe tăng Nga trước đây: Tháp pháo có thể bị xoay không kiểm soát ngay cả khi có hư hại nhẹ. Lỗi này được gọi là “hội chứng xoay tháp pháo”, khiến xe tăng trở nên vô dụng trong chiến đấu.

Đây có thể là nguyên nhân giải thích lý do số lượng lớn xe tăng T-90M bị phá hủy bởi bom thả từ máy bay không người lái.

Xe tăng hiện đại nhất nước Nga bị phá hủy dễ dàng khi tháp pháo xoay không kiểm soát. Ảnh: Chụp màn hình

Một ví dụ rõ ràng về “hội chứng xoay tháp pháo” là cuộc đối đầu giữa T-90M và hai xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Ukraina.

Trong một cuộc tấn công bất ngờ, hai chiếc Bradley đã bắn phá xe tăng Nga bằng pháo 25mm. Dù giáp trước của T-90M được cho là có thể chống đạn cỡ nhỏ, nhưng chỉ sau vài phát bắn, tháp pháo của xe tăng lại bắt đầu xoay không kiểm soát theo chiều kim đồng hồ.

Việc tháp pháo xoay khiến T-90M không thể bắn trả chính xác, biến nó thành mục tiêu dễ dàng cho đối phương. Tháp pháo tiếp tục xoay cho đến khi nòng pháo va vào một cái cây, khiến nó dừng lại. Sau đó, chiếc xe tăng bị phá hủy bởi một máy bay không người lái.

Đáng chú ý, “hội chứng xoay tháp pháo” dường như chưa từng xuất hiện trên các loại xe tăng khác của Nga. Vậy đâu là nguyên nhân khiến T-90M bị xoay?

Một cách đơn giản để ngăn chặn tình trạng xoay tháp pháo là biến đổi T-90M thành “xe tăng rùa”. Đây là một giải pháp cải tiến trên chiến trường, bao gồm việc thêm một lớp giáp bảo vệ bao phủ toàn bộ xe, khiến nó trông giống như một chiếc nhà di động.

Lớp giáp bổ sung nhằm giảm thiểu tác động của tấn công từ tên lửa tự chế (FPV). Nó cũng tăng trọng lượng, làm giảm tầm nhìn – và ngăn chặn tháp pháo xoay. Phương pháp này đã được áp dụng cho các loại xe tăng T-72, T-80 và T-62.

Việc thêm lớp giáp “rùa” cho T-90M chắc chắn sẽ giải quyết vấn đề xoay tháp pháo, nhưng nó cũng biến T-90M thành một “ngôi nhà di động” thay vì một xe tăng có khả năng chiến đấu với các phương tiện khác.

Giá chính xác của một chiếc T-90M hiện chưa được công bố; con số thường được nhắc đến là khoảng 4,5 triệu USD, nhưng trong nền kinh tế hiện tại của Nga, việc ước tính chi phí thực tế không hề đơn giản.

Theo Forbes, chắc chắn T-90M được sản xuất với số lượng nhỏ, có thể chỉ từ 5-10 chiếc mỗi tháng, tại nhà máy sản xuất xe tăng duy nhất của Nga. Mỗi lần lỗi này xảy ra, Nga lại phải bỏ ra hàng triệu USD cho những thiết bị quân sự hạng nặng. Rõ ràng, với chi phí đắt đỏ như vậy, sự phức tạp của T-90M chưa hẳn đã mang lại hiệu quả tối ưu.

Nguồn: Laodong.vn

You might also like